🛑RÚNG ĐỘNG🛑 (Đắk Lắk): Sập bẫy “sốt đất ảo” người dân mất sổ đỏ thật👇

Advertisement

Tại xã Ea Drơng (huyện Cư M\’gar, tỉnh Đắk Lắk), đất của rất nhiều hộ dân hầu như đã được giới bất động sản thu mua gần hết. Kỳ vọng bán đất giá cao, nhiều hộ dân không những không nhận đủ tiền mà sổ đỏ cũng “không cánh mà bay”

Tin lời “cò”, mất sổ đỏ 

 

Thời gian qua trên địa bàn xã Ea Drơng, huyện Cư M\’gar, tỉnh Đắk Lắk xuất hiện nhiều bảng hiệu “đất tranh chấp, không mua bán” dọc các tuyến đường. Những người dân ở đây cho biết, họ bị “sập bẫy” bởi chiêu trò của những “cò đất”.

Sập bẫy “cò đất” nhiều người dân ở Đắk Lắk mất tiền, sổ đỏ cũng Khu vực xã Ea Drơng, huyện Cư M\’gar, tỉnh Đắk Lắk, nơi nhiều hộ dân sập bẫy “cò đất”.

Ông Y.B Niê (Trưởng buôn Yông B) cho biết, vào ngày 19/1/2022, gia đình ông đã bán hơn 1.200 m² đất cho bà L.T.H. với giá 1,2 tỷ đồng.

Cùng ngày, ông Y.B đã nhận cọc 100 triệu đồng từ bà H. Lúc này, bà H. viện lý do cần điều chỉnh thông tin để phù hợp với hồ sơ cần “mượn” sổ đỏ của gia đình. Tin tưởng lời hứa, ông Y.B Niê nhận tiền cọc và giao sổ đỏ cho bà H.

Sau nhiều lần liên hệ với bà H., đến ngày 15/7/2022, ông Y.B nhận thêm 100 triệu đồng tiền đặt cọc.

Khoảng một năm sau, ông Y.B Niê phát hiện có người lạ đến phát dọn trên phần đất của gia đình mình. Khi tìm hiểu, ông mới hay thửa đất đã bị bán cho người khác.

Advertisement
Sập bẫy “cò đất” nhiều người dân ở Đắk Lắk mất tiền, sổ đỏ cũng Người dân xã Ea Drơng, huyện Cư M\’gar, tỉnh Đắk Lắk, cắm biển cảnh báo “Đất tranh chấp, không mua bán” để ngăn chặn việc sang nhượng trái phép.

Khi ông Niê gọi hỏi, bà H. thừa nhận đã chuyển nhượng lại lô đất và hứa sẽ thanh toán số tiền còn thiếu. Tuy nhiên, đến nay, gần ba năm trôi qua, gia đình ông Y.B vẫn chưa nhận thêm được đồng nào ngoài 200 triệu đồng tiền đặt cọc.

Trước tình thế này, ông Y.B Niê buộc phải cắm biển cảnh báo đất đang tranh chấp để bảo vệ quyền lợi.

“Thời điểm đó, gia đình tôi đồng ý bán đất vì được trả giá cao, dự định dùng tiền để mua đất rẫy tiếp tục canh tác. Thế nhưng, không những chưa nhận đủ tiền, chúng tôi còn mất luôn sổ đỏ. Sau đó, họ đã phân lô, bán sạch mảnh đất của tôi”, ông Y.B Niê nói.

Sau đó, gia đình ông Y.B Niê đã nhờ luật sư vào cuộc, khởi kiện người mua vì vi phạm hợp đồng, mong lấy lại quyền lợi chính đáng.

Sập bẫy “cò đất” nhiều người dân ở Đắk Lắk mất tiền, sổ đỏ cũng

ông Y.K Niê và đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai.

Không chỉ gia đình ông Y.B Niê rơi vào cảnh trớ trêu này, mà nhiều hộ dân khác trong buôn Yông B cũng chịu chung số phận.

Gia đình ông Y.K Niê từng bán khoảng 2.000 m² đất với giá 2,4 tỷ đồng vào ngày 14/2/2022 cho ông P.T.L. và nhận đặt cọc 700 triệu đồng.

Đến ngày 18/9/2023, ông L. đến nhà đưa thêm 200 triệu đồng để ông Y.K Niê đi công chứng tách thửa đất, hứa rằng sau đó sẽ thanh toán số tiền còn lại.

Tuy nhiên, sau đó, ông Y.K Niê cũng không thể liên lạc được với ông L.

Quá bức xúc trước việc bị “cò đất” vi phạm hợp đồng, không thanh toán đủ tiền và lấy mất sổ đỏ, ngày 9/10/2023, gia đình ông Y.K Niê đã gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương, mong được can thiệp, xử lý.

“Chúng tôi đặt niềm tin vào \’cò đất\’ vì họ là người trong buôn, nên mới đồng ý bán đất và giao sổ đỏ.

Nhưng đến nay, tiền chưa nhận đủ, đất đã bị sang tay cho nhiều người khác, dẫn đến tranh chấp.

Mỗi lần liên hệ đòi tiền, họ lại khất lần, hứa hẹn hết một tuần, hai tuần, rồi cả tháng… nhưng đến giờ vẫn bặt vô âm tín”, ông Y.K Niê bức xúc.

Chiêu trò “sốt đất” và cảnh báo cho người dân

Ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, huyện Cư M\’gar, tỉnh Đắk Lắk, cho biết sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị của người dân liên quan đến tranh chấp đất đai, chính quyền địa phương đã tiến hành xác minh và thành lập tổ công tác để xử lý, tổ chức hòa giải.

Đối với các trường hợp khiếu nại về đất đai, chính quyền sẽ mời cả hai bên đến trụ sở để tìm tiếng nói chung. Nếu một trong hai bên không hợp tác hoặc hòa giải không thành, chính quyền sẽ hoàn tất hồ sơ và chuyển vụ việc ra tòa án để giải quyết theo quy định pháp luật.

Theo ông Trường, một số người dân vì thiếu hiểu biết hoặc vì tin tưởng nên bị “cò đất” lợi dụng. Thông thường “cò” đất chỉ đặt cọc số tiền rất ít rồi mượn sổ đỏ của người dân, nói là làm thủ tục tách thửa. Quá trình đó, người dân ký vào rất nhiều loại giấy tờ, trong đó có cả giấy tờ ủy quyền.

Từ đó, “cò đất” đã tìm cách sang tên đổi chủ trên sổ. Đến khi người dân khiếu nại, tố cáo, công an vào cuộc xác minh nhưng không thể xử lý được mà phải chuyển qua dân sự.

“Ước tính hòa giải 10 vụ thì chỉ có khoảng 4-5 vụ mới thành. Đa số các trường hợp này họ tự thỏa thuận và thống nhất với nhau. Còn phần lớn người mua đất đều bỏ trốn biệt tăm, không chịu phối hợp để giải quyết.

Chúng tôi khuyến cáo người dân khi mua bán đất nên đến trụ sở xã để làm việc, tránh bị lừa đảo như thời gian trước”, ông Trường nhấn mạnh.

Sập bẫy “cò đất” nhiều người dân ở Đắk Lắk mất tiền, sổ đỏ cũng Dòng chữ cảnh báo được người dân ghi trên trụ cổng trước mảnh đất gia đình bị lừa mất sổ đỏ tại Đắk Lắk.

Theo ông Trần Văn Tiến, một người kinh doanh bất động sản có kinh nghiệm tại Đắk Lắk, các chiêu trò lừa đảo liên quan đến mua bán đất ngày càng tinh vi, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, nơi người dân chưa tiếp cận nhiều với thông tin pháp lý.

“Nhiều đối tượng giả danh môi giới, đưa ra mức giá hấp dẫn để dụ người dân bán đất. Họ thường thỏa thuận bằng giấy viết tay, đặt cọc một phần tiền để tạo lòng tin rồi tìm cách chiếm đoạt sổ đỏ.

Sau đó, đất bị phân lô, bán lại cho nhiều người khác mà chủ đất ban đầu không hay biết. Khi phát hiện sự việc, nạn nhân thường rơi vào cảnh tranh chấp pháp lý kéo dài” ông Tiến cảnh báo.

Trước đó, vào thời điểm đầu tháng 3/2025, tại xã Ea Drơng (huyện Cư M\’gar, Đắk Lắk), cảnh mua bán đất diễn ra nhộn nhịp bất thường.

Rất nhiều “cò đất” từ nhiều tỉnh thành đổ về đây, tụ tập tại các quán cà phê ven đường để rao bán, mời chào, liên tục gọi điện báo giá và vờ chốt giao dịch.

Không chỉ dừng lại ở việc thổi phồng thông tin, nhiều thửa đất còn được môi giới huy động máy ủi đến san nền, cắm cọc, treo biển rao bán.

Tuy nhiên theo người dân địa phương, giá đất thực tế thấp hơn nhiều so với mức giá “trên trời” mà “cò đất” đang rao bán.

Nguyên nhân của cơn sốt đất lần này xuất phát từ thông tin khu công nghiệp sắp được xây dựng tại khu vực. Những lời quảng cáo, đồn thổi đã đẩy giá đất tăng đột biến, nhưng thực tế lượng giao dịch thành công rất ít.

Theo ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cơn sốt đất này thực chất chỉ là một màn kịch do giới cò đất dựng lên.

“Người đăng bán, người mua đều là cò đất, họ giao dịch với nhau để tạo hiệu ứng tăng giá ảo. Một buổi có thể đổi giá đến 2 – 3 lần thì làm sao người dân mua được. Nếu ai không tìm hiểu kỹ mà ôm đất ở giai đoạn cuối cùng thì chắc chắn sẽ chịu thiệt”, ông Trường cảnh báo.

Cũng theo ông Trường, đợt “sốt đất” lần 2 tại địa phương, đây chỉ là chiêu trò mua qua bán lại trong giới bất động sản, đẩy giá đất lên cao để thu hút người mua. Đất của người dân đã được giới bất động sản mua gần hết từ đợt “sốt đất” lần một (năm 2020).

https://danviet.vn/co-dat-tung-chieu-sot-dat-ao-khien-nhieu-ho-dan-o-dak-lak-mat-so-do-that-20250326110438029.htm

Advertisement